Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn đại học theo tín chỉ chi tiết nhất

So với trường THPT, Đại học là môi trường học tập hoàn toàn mới. Ở đây, các em sinh viên sẽ phải làm quen từ đầu về cách giảng dạy, cách quản lý của nhà trường và thầy cô. Đồng thời, cách tính điểm trung bình môn cũng đầy lạ lẫm. Có những môn học 2 tín chỉ, cũng có những môn học 3 tín chỉ và số tín chỉ này có ảnh hưởng đến điểm trung bình của các em. Vậy cách tính điểm trung bình môn đại học như thế nào là đúng? Cùng Trường học 247 đồng hành với bạn trong bài viết này nhé!

1.  Cách tính điểm trung bình môn đại học là gì?

Để tính được điểm trung bình của từng môn học đại học phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Thông thường sẽ có điểm thành phần của các môn học được tính từ khi bắt đầu vào kỳ học cho đến khi kết thúc kỳ học đó. Tuỳ từng môn học, tỷ lệ các đầu điểm để tính điểm trung bình chiếm số phần trăm khác nhau. Thường thì điểm quá trình (còn gọi là điểm thành phần) chiếm 30 – 50%, điểm thi cuối kỳ chiếm 50 – 70% còn lại.

Bên cạnh đó, tuỳ vào phong cách quản lý, giảng dạy của từng bộ môn sẽ có những cách tính, quy định về điểm thành phần khác nhau. Đó có thể là điểm chuyên cần, điểm thi giữa kỳ, điểm bài tiểu luận nhóm, điểm thuyết trình nhóm,…

cach-tinh-diem-trung-binh-mon-hoc-dai-hoc
Để tính được điểm trung bình của từng môn học đại học phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố

Sau khi đã có tất cả các đầu điểm và biết tỷ lệ phần trăm của chúng, ta có thể tính điểm trung bình môn học như sau:

  • Nếu điểm thi giữa kỳ là  7 điểm, điểm cuối kỳ là 9 điểm, điểm chuyên cần là 9 điểm và môn học này có tỷ lệ điểm được chia là 20% bài giữa kỳ, 10% điểm chuyên cần và 70% điểm cuối kỳ. Thì bạn sẽ có kết quả điểm trung bình môn là: 7*20% + 9*10% + 9*70% = 8.6.
  • Nếu môn học đó có tỷ lệ điểm là 30% bài giữa kỳ, 10% bài chuyên cần, 60% bài cuối kỳ thì điểm trung bình môn là: 7*30% + 9*10% + 9*60% = 8.4.

Xem thêm: Hướng dẫn cách học đại học online cho người đi làm hiệu quả nhất

2. Cần hiểu tín chỉ là gì?

Chắc hẳn sẽ có không ít các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất sẽ còn khá lạ lẫm với khái niệm tín chỉ. Tuy nhiên, để có thể tính được điểm trung bình tích luỹ, sinh viên cần phải hiểu rõ khái niệm này. Cùng theo dõi nội dung tiếp theo để hiểu hơn về tín chỉ nhé!

Tín chỉ được coi là một loại đại lượng nhằm xác định khối lượng kiến thức cần học của sinh viên. Cụ thể hơn, đây là đại lượng đo thời lượng học tập của sinh viên và được chia thành ba loại hình như sau:

  • Một giờ tín chỉ trên lớp tương ứng với 01 tiết lên lớp và 02 tiết tự học.
  • Một giờ tín chỉ thực hành tương ứng với 02 tiết thực hành và 01 tiết tự học.
  • Một giờ tín chỉ tự học tương ứng với 03 tiết tự học được kiểm tra, đánh giá.

Tuỳ vào trường đại học, khoa, viện bạn theo học mà mỗi tín chỉ sẽ có mức giá khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, các trường đại học đang sử dụng thang điểm số hệ 10, hệ 4 và thang điểm chữ A, B, C, D, F để đánh giá quá trình học tập được đào tạo theo hình thức tín chỉ của sinh viên.

tinh-diem-trung-binh-hoc-dai-hoc
Tín chỉ được coi là một loại đại lượng nhằm xác định khối lượng kiến thức cần học của sinh viên

Một số đặc điểm của tín chỉ cần biết:

  • Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận. Ngoài ra, cũng có thể được tính bằng 60 giờ học tại cơ sở hoặc tương đường 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, khoá luận tốt nghiệp, đồ án.
  • Để có thể tiếp thu tốt 01 tín chỉ học tập, mỗi sinh viên cần dành ít nhất 30 giờ tự học ngoài giờ lên lớp.
  • Trường đại học tổ chức đào tạo theo kỳ học, một năm có thể có 2 – 3 kỳ học và sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn số lượng tín chỉ theo học cho mỗi kỳ đó.
  • Chương trình đào tạo không tính theo năm mà được tính theo tổng số tín chỉ. Khi đã tích luỹ đủ số tín chỉ và đạt các yêu cầu của nhà trường thì sẽ được nhận bằng tốt nghiệp.
  • Mỗi môn học có số tín chỉ khác nhau, có môn có thể có 2 hoặc 3 hoặc 4, cũng có môn có tới 5 hoặc 8 hoặc 10 tín chỉ.
  • Việc đăng ký tin chỉ thường được diễn ra trước mỗi kỳ học.
  • Lịch học các môn học có thể do sinh viên tự sắp xếp.

3. Xác định số tín chỉ ở từng môn học

Số tín chỉ được coi là trọng số để đánh giá kết quả học tập trung bình của từng môn học. Theo đó, sẽ có ảnh hưởng đến điểm trung bình toàn khoá. Những môn có nhiều tín chỉ hơn như khoá luận tốt nghiệp thường có tới 10 tín chỉ thì có ảnh hưởng tới điểm trung bình tích luỹ lớn hơn những môn chỉ có 2 – 3 tín chỉ. Do đó, để xác định được điểm trung bình tích luỹ toàn khoá, sinh viên cần xác định được số tín chỉ của từng môn hoc.

4. Cách tính điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ

Sinh viên cần phải nắm được điểm tích luỹ của mình sau mỗi kỳ học là bao nhiêu bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới danh hiệu trên tấm bằng tốt nghiệp sau này. Bên cạnh đó, việc biết được điểm trung bình từng môn còn giúp cho sinh viên biết mình có đủ điều kiện qua môn hay không, có phải học lại hay thi lại hay không. Chính vì vậy, tính điểm trung bình môn học đại học là rất quan trọng.

tinh-diem-trung-binh-mon-hoc-dai-hoc
Cách tính điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ

4.1. Những điều cần biết trước khi tính điểm trung bình

Theo nội dung được đề cập trong Khoản 2 Điều 10, quy chế đào tạo trình độ đại học, điểm trung bình môn được quy đổi như sau:

  • Điểm A quy đổi thành điểm 4.
  • Điểm B quy đổi thành điểm 3.
  • Điểm C quy đổi thành điểm 2.
  • Điểm D quy đổi thành điểm 1.
  • Điểm F quy đổi thành điểm 0.

Với những học phần không nằm trong chương trình đào tạo sẽ không được tính vào tiêu chí đánh giá kết quả học tập của bạn. Nói cách khác, điểm số của môn này không ảnh hưởng đến kết quả trung bình tích luỹ toàn khoá.

Dựa vào điểm số trung bình nhà trường sẽ xếp loại học lực của sinh viên thành các loại cụ thể sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 3,60 – 4,00.
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 3,20 – 3,59.
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,50 – 3,19.
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 – 2,49.
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

4.2. Bao nhiêu điểm thì qua môn học

Việc có qua môn hay không chắc hẳn là điều quan tâm của phần lớn các bạn sinh viên. Hiện nay, hầu hết trường đại học có cách đánh giá chung. Cụ thể, nếu điểm trung bình môn quy đổi ra điểm chữ là D thì không cần phải học lại. Ngược lại, sinh viên không qua môn, bắt buộc phải học lại, thi lại khi đạt điểm F cho học phần đó. Do đó, để biết đã qua môn hay chưa, sinh viên hoàn toàn có thể dựa vào điểm thành phần, điểm thi cuối kỳ và tính theo cách tính bên trên.

tinh-diem-hoc-dai-hoc
Việc có qua môn hay không chắc hẳn là điều quan tâm của phần lớn các bạn sinh viên

4.3. Cách tính điểm trung bình tích luỹ

Sau khi đã có điểm trung bình của từng môn học, bạn có thể dễ dàng tính được điểm trung bình tích luỹ. Công thức cụ thể được áp dụng trong ví dụ sau:

  • Môn A: 8.0 – 2 tín chỉ
  • Môn B: 9.2 – 2 tín chỉ
  • Môn C: 8.5 – 3 tín chỉ
  • Môn D: 6.0 – 3 tín chỉ

Điểm trung bình tích luỹ là: (8.0*2 + 9.2*2 +8.5*3 + 6.0*3)/(2+2+3+3) = 7.79

7.79 chính là điểm trung bình tích luỹ cho 4 môn học này. Nếu bạn muốn tính số lượng môn học nhiều hơn thì hoàn toàn có thể áp dụng theo cách này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng theo công thức sau nếu muốn tính điểm tích luỹ toàn khoá học của bạn một cách nhanh chóng:

tinh-diem-trung-binh-tich-luy-dai-hoc

Bên cạnh đó, nhà trường có bảng điểm online để sinh viên dễ dàng truy cập và biết được số điểm trung bình của mình là bao nhiêu. Do đó, nếu không chắc chắn với cách tính điểm của mình thì bạn có thể xác minh trên hệ thống của nhà trường nhé!

5. Trường hợp học lại, học cải thiện, học vượt thì làm sao?

Đối với những trường hợp sinh viên phải học lại hay có nhu cầu học cải thiện, học vượt thì điểm trung bình môn sẽ được tính theo điểm trung bình mới. Tức là bạn chỉ cần tính được điểm trung bình môn sau khi thi lại và thay vào công thức là được. Trường hợp học vượt thì điểm trung bình vẫn được tính như bình thường.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách tính điểm trung bình môn đại học. Biết được cách tính điểm trung bình này sẽ giúp bạn đánh giá được kết quả học tập của mình dễ dàng đồng thời đặt được những mục tiêu học tập mới.

Xem thêm: Top 10 phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên thời đại mới

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử