Chia sẻ cách làm gia sư giỏi và chuyên nghiệp!

Hiện nay gia sư là công việc được các bạn sinh viên lựa chọn hàng đầu để tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên làm gì để trở thành gia sư. Thấu hiểu tâm tư đó, Truonghoc247.vn sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách làm gia sư chuyên nghiệp thông qua những lưu ý và kinh nghiệm đúc kết được.

Gia sư là công việc được các bạn sinh viên lựa chọn hàng đầu 
Gia sư là công việc được các bạn sinh viên lựa chọn hàng đầu

Tại sao nên làm gia sư?

Công việc gia sư sẽ giúp bạn ôn tập lại kiến thức và trau dồi khả năng tự học của bản thân. Khi đi giảng dạy, bạn sẽ được rèn luyện và nâng cao các kỹ năng như kỹ năng sư phạm, giao tiếp, diễn đạt, lập luận, thuyết trình… để có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Điều này đặc biệt có lợi đối với những bạn sinh viên học ngành sư phạm. Khi đã được làm quen với công việc giảng dạy một-một rồi thì sau này việc đứng lớp có nhiều học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian làm việc linh hoạt phù hợp với bản thân.  Quan trọng hơn, gia sư là một nghề có mức thu nhập lý tưởng, một buổi dạy có thể kiếm được từ 200.000VND trở nên. Như vậy, công việc gia sư vừa giúp sinh viên củng cố kiến thức, có thêm nhiều kỹ năng xã hội vừa đảm bảo một mức thu nhập hàng tháng trang trải cuộc sống.

Lưu ý khi làm gia sư

Sau đây là một số điều phải lưu ý khi đi làm gia sư mà Truonghoc247 phân tích và tổng hợp:

Xác định đối tượng mình giảng dạy

Chọn đối tượng học phù hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu học tập của học sinh. Nếu bạn tự tin vào vốn kiến thức của 12 năm học, bạn có thể nhận dạy những lớp luyện thi lớp 9, luyện thi đại học với mức lương rất cao. Hoặc bạn có vốn ngoại ngữ hay năng khiếu như đàn, hát, vẽ, nhảy… bạn hãy kết hợp dạy kèm nhiều môn.  

Thỏa thuận mức học phí rõ ràng trước khi dạy

Việc thỏa thuận mức học phí cũng như phương thức thanh toán lương rõ ràng trước khi giảng dạy với phụ huynh sẽ tránh trường hợp nhập nhằng và phát sinh những tranh cãi không đáng có sau này.

Xác định cụ thể địa chỉ nhà học sinh

Trước thời gian nhận lớp, bạn phải xác định cụ thể địa chỉ nhà của học sinh rồi tra bản đồ để tìm ra tuyến đường thuận tiện nhất. Nếu bạn đi muộn trong buổi đầu tiên do đến nhầm nhà, lạc đường… sẽ để lại ấn tượng xấu cho phụ huynh. Nhất là đối với những bạn sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển cần phải thật chú ý thời gian của mỗi chuyến xe và căn thời gian hợp lý.

 

Bạn cần xác định địa chỉ nhà của học sinh để không bị nhầm địa chỉ hay lạc đường
Bạn cần xác định địa chỉ nhà cụ thể của học sinh để không bị nhầm địa chỉ hay lạc đường

Soạn giáo án trước khi đi dạy

Giáo án thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm đối với công việc giảng dạy. Việc soạn giáo trình trước mỗi buổi học sẽ giúp gia sư lên kế hoạch chi tiết những kiến thức cần giảng trong mỗi buổi học một cách đầy đủ và hợp lý nhất. Với những bạn lần đầu đi dạy, giáo án sẽ tạo tâm lý tự tin và thoải mái

Những điều cần làm trong buổi học đầu tiên

Trong buổi học đầu tiên cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng đúng tác phong nghề giáo, thái độ nghiêm túc, đến đúng giờ để tạo ấn tượng tốt cho phụ huynh và học sinh học. Khi nói chuyện với phụ huynh phải thật tự tin và rõ ràng. Trước khi bắt đầu giảng dạy nên dành thời gian làm quen với học viên, tìm hiểu những khó khăn các em đang gặp phải trong quá trình học tập. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho học sinh làm bài kiểm tra nho nhỏ để đánh giá trình độ. Gia sư phải tôn trọng suy nghĩ của các em, không phán xét và đánh giá. cởi mở về thân thiện để. Trước khi ra về, bạn hãy trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập hiện tại của các em và sắp xếp lịch dạy cố định cụ thể.

Thiết kế lộ trình và phương pháp học tập phù hợp

Kiểm tra trình độ và năng lực của học sinh rồi trao đổi với phụ huynh về bài giảng cũng như phương pháp dạy phù hợp với các em. Đối với những em kiến thức vững và có khả năng tiếp thu nhanh, gia sư chỉ cần gợi ý hướng dẫn rồi cho các em làm bài tập rèn luyện củng cố kiến thức. Còn những em chậm tiếp thu, mất gốc thì nên kiên nhẫn giảng dạy và ôn tập lại kiến thức thường xuyên để các em nhớ kỹ bài học. Khi dạy, bạn hãy cố gắng bám sát chương trình trong sách giáo khoa, sau mỗi bài giảng nên giao bài tập thực hành và ôn lại những kiến thức đã học.

Tìm trung tâm môi giới gia sư uy tín

Hiện nay các trung tâm gia sư mọc lên như nấm dẫn tới có nhiều trung tâm lừa đảo. Có nhiều trường hợp sinh viên đóng tiền cọc trước cho các trung tâm gia sư rồi sau đó bị trung tâm bùng tiền rồi bặt vô âm tính. Truonghoc247 sẽ chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết trung tâm gia sư không uy tín sau đây:

  • Không có địa chỉ văn phòng rõ ràng
  • Không có phương thức liên lạc trên mạng xã hội
  • Đưa ra mức lương cao bất thường
  • Thúc giục gia sư đóng tiền nhận lớp mà không kiểm tra trước trình độ và kỹ năng
  • Không đưa thông tin lớp học cụ thể
  • Hợp đồng không rõ ràng, nhiều điều khoản gây bất lợi về phía gia sư

Xem thêm: Dấu hiệu trung tâm gia sư lừa đảo và cách phòng tránh mà các bạn gia sư nên biết

Cách làm gia sư chuyên nghiệp

 Để có thể trở thành một gia sư chuyên nghiệp, bạn cần phải trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giảng dạy của bản thân.

Tham gia những khóa học rèn luyện gia sư từ các trung tâm

Bạn có thể cân nhắc tham gia những khóa học rèn luyện kỹ năng sư phạm để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cần có để trở thành gia sư chuyên nghiệp. Những gia sư dày dặn kinh nghiệm sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp và xử lý tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm gia sư. Chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu để bạn khắc phục và phát huy.

Hiểu rõ tính cách và năng lực của học sinh

Khi hiểu rõ tính cách và đánh giá đúng trình độ của học sinh, bạn sẽ có thể thiết kế những bài giảng, điều chỉnh phương pháp giảng dạy và tốc độ phù hợp. Ngoài việc giảng dạy kiến thức, bạn hãy cổ vũ và động viên học sinh, khơi dậy niềm đam mê và cảm hứng học tập cho các em. Tuyệt đối không làm bài hộ cho học sinh, không chế giễu khi nghe học trò tâm sự hay hạ mình khi đối tượng giảng dạy khó tính hay cá biệt.

Thiết kế những bài giảng, phương pháp giảng dạy và tốc độ phù hợp phù hợp với năng lực của học sinh
Thiết kế những bài giảng, sử dụng phương pháp giảng dạy và tốc độ phù hợp phù hợp với năng lực của học sinh

Đặt nguyên tắc và mục tiêu với học sinh

Bạn hãy thảo luận những nguyên tắc và mục tiêu điểm số với học sinh. Để giúp các em có thêm hứng thú và hăng hái trong các bài học, bạn có thể đặt ra một số nguyên tắc như khi các em phát biểu đúng hay có ý kiến hay sẽ được giảm lượng bài tập về nhà… Khi đặt mục tiêu điểm số, bạn không nên đặt mục tiêu quá cao ngay từ đầu vì sẽ có thể khiến các em cảm thấy áp lực. Trong quá trình học tập hãy từ từ nâng cao mục tiêu dựa trên sự tiến bộ từng ngày của học trò.

Lên kế hoạch giảng dạy cụ thể với phụ huynh

Bạn hãy thẳng thắn đề xuất ý kiến và kế hoạch giảng dạy với phụ huynh và báo cáo tiến độ học tập sau một thời gian học tập. Từ đó, phụ huynh có thể chủ động kiểm tra và đánh giá lộ trình học tập cũng như phương pháp giảng dạy mà bạn sử dụng.

Kinh nghiệm để trở thành gia sư giỏi

Nếu bạn có ý định trở thành gia sư hay nâng cao trình độ gia sư của bản thân, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây của chúng tôi.

Đối với bản thân

Nắm rõ khả năng và trình độ của bản thân để chọn lớp phù hợp. Trong quá trình giảng dạy không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần có như kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp… Ngoài ra, bạn cần thống nhất nguyên tắc và quy tắc làm việc của bản thân với người học. Luôn giữ thái độ nhiệt tình và tận tâm khi dạy học sinh và có trách nhiệm trong công việc, đặt việc giúp học sinh tiến bộ lên hàng đầu. Dần dần, bạn sẽ tạo được uy tín của riêng mình.

Đối với học viên

Cần tìm hiểu những ưu và nhược điểm của người học để từ đó khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của học sinh. Điều này sẽ giúp các em cảm thấy hứng thú và tự tin học tập. Không áp đặt tư tưởng và quan điểm của bản thân lên học viên, tìm những phương pháp dạy phù hợp nhất với các em. Thẳng thắn chia sẻ để hoàn thành mục tiêu giúp học viên tiến bộ trong học tập. Trong trường hợp học sinh không tiến bộ và hoàn thành mục tiêu đã đề ra, bạn hãy xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình để có thể điều chỉnh lại. Nếu bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình thì nên chấp nhận thất bại và rút lui.

Xem thêm: Kinh nghiệm làm gia sư quý báu bạn nên biết!

Những kỹ năng cần thiết để trở thành gia sư

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sư phạm, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng quản lý thời gian và cảm xúc là những kỹ năng cần thiết không thể thiếu để trở thành gia sư. 

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất của nghề gia sư bởi bạn không chỉ phải giao tiếp với học sinh mà còn với gia đình các em. Giao tiếp là phương tiện để trò chuyện, diễn đạt suy nghĩ của bản thân với người khác. Gia sư rèn luyện kỹ năng giao tiếp để có thể tâm sự với học sinh, từ đó nắm bắt được tâm lý và thấu hiểu những vướng mắc của các em khi học tập. Khi nói chuyện với các em, bạn cần giữ thái độ dịu dàng và kiên nhẫn, không quát mắng và chì chiết khi học sinh chưa hiểu bài. Còn với phụ huynh, bạn cần có thái độ đúng mực và cư xử theo khuôn phép để tạo dựng niềm tin của họ đối với mình.

Khi giao tiếp với phụ huynh, bạn cần có thái độ đúng mực để tạo dựng niềm tin của họ 
Khi giao tiếp với phụ huynh, bạn cần có thái độ đúng mực để tạo dựng niềm tin của họ

Kỹ năng sư phạm

Kỹ năng sư phạm là khả năng giảng dạy và truyền đạt kiến thức tới học cần phải có đối với giáo viên. Một người có kỹ năng sư phạm tốt thể hiện ở chỗ:

  • Vận dụng linh hoạt và đổi mới các phương pháp giảng dạy
  • Lối diễn đạt logic, rành mạch và rõ ràng
  • Đánh giá đúng năng lực thực tế của học sinh
  • Không ngừng học hỏi để năng cao kiến thức
  • Kịp thời giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn, động viên các em trong học tập
  • Giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng để làm bài tập
  • Định hướng các nguyên tắc học tập, chỉ dẫn học sinh tìm hiểu bài qua những tài liệu bổ sung.
  • Phân bổ thời gian giảng dạy hợp lý, dành nhiều thời gian cho những nội dung trọng tâm của bài học.
  • Khéo léo kết hợp những kiến thức xã hội thực tế vào bài giảng
  • Phản ứng nhanh để xử lý tình huống có thể phát sinh khi giảng dạy

Kỹ năng tin học văn phòng

Những slide giáo án thiết kế sinh động sẽ khiến bài học trở nên thú vị và không bị nhàm chán khi chỉ giảng dạy kiến thức trên sách vở thông thường. Bạn có thể sử dụng font chữ độc đáo và nổi bật, chèn những hình ảnh, video liên quan tới giảng hoặc dùng các hiệu ứng chuyển động sinh động… để thiết kế bài giảng điện tử đẹp mắt.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khi làm gia sư bạn sẽ phải phân bổ công việc hợp lý để sắp xếp lịch giảng dạy hàng tuần, soạn bài trước, chấm bài… Nhiều bạn gia sư đang là sinh viên còn phải đảm bảo thời gian học tập tại trường cũng như thời gian dành cho bản thân để tránh bị mệt mỏi và kiệt sức. Nếu không quản lý được quỹ thời gian của bản thân, bạn sẽ không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Đối với nghề giáo, kỹ năng quản lý cảm xúc là điều vô cùng cần thiết. Khi dạy học sinh, bạn phải học cách kiểm soát sự tức giận để tránh nói ra những lời quá đáng làm tổn thương cảm xúc của học sinh. Đối với những em học sinh cá biệt và khó bảo, gia sư không được ghét bỏ học sinh mà phải kiên nhẫn, rèn luyện tinh thần cứng rắn và có cách ứng xử khéo léo. Đặc biệt, không được nảy sinh tình cảm với học trò, ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy. Để có thể kiểm soát được cảm xúc, bạn có thể học thiền, viết nhật ký, đặt bản thân vào vị trí người khác…

Kỹ năng quản lý cảm xúc là kỹ năng đặc biệt cần thiết đối với nghề giáo,
Kỹ năng quản lý cảm xúc là kỹ năng đặc biệt cần thiết đối với nghề giáo

Như vậy, qua bài viết, Truonghoc247.vn đã chia sẻ về cách làm gia sư. Hy vọng bạn sẽ có thể ngày càng hoàn thiện và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để có thể trở thành một gia sư giỏi.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử