10 cách dạy bé học chữ cái tiếng việt siêu hiệu quả

Bảng chữ cái chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất khi bắt đầu dạy một đứa trẻ học tập. Điều này đồng nghĩa với việc phụ huynh cần kiên nhẫn và có những  phương pháp dạy bảng chữ cái đúng đúng để con mình tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Bài viết dưới đây, Trường học 247 sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh các cách để dạy bé học chữ cái tiếng Việt siêu hiệu quả.

Bảng chữ cái tiếng việt bao gồm những gì?

Day-be-bang-chu-cai
Bảng chữ cái tiếng Việt cho bé

Trước khi đến với việc học tập bộ môn Tiếng Việt thì chúng ta cần bắt đầu giúp bé học thuộc bảng chữ cái. Đây cũng chính là nền tảng đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển trí ghi sau này cho trẻ. Hiện nay, bảng chữ cái tiếng việt được quy định chia thành hai loại là chữ in thường và chữ in hoa với tổng số lượng là 29 chữ cái. Trong đó, các chữ cái sẽ được ghép thành nhiều nguyên âm và phụ âm để cấu tạo thành các từ.

Bảng chữ cái của tiếng việt cũng được nằm trong top các ngôn ngữ khó nhất trên thế giới vì sự phức tạp của nó. Bởi vậy nên trước khi dạy trẻ, bạn cần phải nắm được những nội dung liên quan đến bảng chữ cái bao gồm các nguyên âm, phụ âm và về dấu thanh.

Nguyên âm, phụ âm

  • Phần nguyên âm trong bảng chữ cái sẽ bao gồm 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • 3 nhóm nguyên âm đôi bao gồm: ua – uô, ưa – ươ, ia – yê – iê.
  • Có tất cả 17 phụ âm đơn bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Trong nhóm 17 phụ âm đơn chúng ta còn ghép được thành 9 phụ âm ghép:

  • ph (phát âm là phờ) có trong các từ: phải, phương,…
  • th (phát âm là thờ) có trong các từ: thơ, thu,…
  • gi (phát âm là gi) có trong các từ: giảng, giả,…
  • tr (phát âm là trờ) có trong các từ: tre, trao,…
  • ch (phát âm là chờ) có trong các từ: chứ, chăn,…
  • nh (phát âm là nhờ) có trong các từ: nhớ, nhắn,…
  • kh (phát âm là khờ) có trong các từ: khang, khi,…
  • gh (phát âm là gờ ghép) có trong các từ: ghi, ghế,…
  • ng (phát âm là ngờ) có trong các từ: ngốc, ngất,…

Ngoài ra có duy nhất một phụ âm có 3 ký tự đó là “ngh” có trong các từ: nghề, nghiệp,…

Dấu thanh

Cac-dau-thanh-trong-tieng-Viet
Các dấu thanh trong tiếng Việt khi dạy bé học chữ cái

Trong bảng chữ cái tiếng việt, các dấu thanh có tác dụng kết nối với các từ để tạo âm sắc cho ngôn ngữ. Số lượng các dấu thanh là 5, bao gồm:

  • Dấu huyền  “\” có trong các từ: hè, hòn,…
  • Dấu sắc “/’ có trong các từ: sáng, trứng,…
  • Dấu ngã “~” có trong các từ: những, nhã,…
  • Dấu nặng “.” có trong các từ: đặc, dạ,…
  • Dấu hỏi “?”  có trong các từ: khỏi, nhỏ,…

10 cách dạy bé học chữ cái tiếng việt

1. Tạo lập các thói quen cho trẻ từ nhỏ

Đối với việc học tập chúng ta cần rèn luyện cho trẻ rất nhiều các kỹ năng cần thiết để chuyển dần việc vui chơi sang sự nghiêm túc. Để một đứa trẻ có thể ngồi học bài, chúng cần phải có sự tập trung và kiên trì. Bạn hãy yêu cầu con làm những việc mình giao mà không được rời khỏi vị trí khi chưa hoàn thành. Đơn giản như bé sẽ tự dọn đồ chơi sau khi bày bừa hay là giúp bố mẹ dọn bàn ăn trong gia đình.

Với những cách đơn giản như vậy thôi bạn đã tạo được cho con mình những thói quen cần thiết cho việc học. Trẻ sẽ luôn tập trung và theo dõi những điều bạn hướng dẫn, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi hay sự thiếu quan sát. Bạn sẽ bắt đầu với những hình thức học tập vui vẻ để con không cảm thấy bị áp lực và yêu thích bảng chữ cái hơn nhé!

Day-con-bang-chu-cai-ngay-tu-nho
Dạy con bảng chữ cái ngay từ nhỏ mang đến nhiều lợi ích

2. Dạy tên và cách đọc đơn giản của các chữ cái

Với việc dạy học ban đầu bạn hãy định hướng luôn cho trẻ đến sự đúng sai về mặt lý thuyết để con không bị rối sau này. Hãy bắt đầu từ việc dạy con cách đọc tên đơn giản của từng chữ cái. Ví dụ như chữ “s”, bạn nhấn mạnh trong cách đọc ngay từ đầu để con không bị nhầm với chữ “x”. Bạn không cần phải quá vội vã bởi dạy con cần rất nhiều thời gian nhất là trong giai đoạn đầu. Chúng ta hãy cứ hướng dẫn từng chữ một để con nắm được và đọc theo được sau đó mới chuyển qua chữ tiếp theo. Trong một buổi học không nhất thiết phải biết quá nhiều chữ mà điều quan trọng là buổi hôm sau trẻ vẫn phải nhớ mình đã học những gì.

Xem thêm: Các bước dạy bé học số hiệu quả giúp bé quen nhanh, nhớ lâu

3. Không ép trẻ luôn phải phát âm chuẩn

Trẻ biết được cách đọc nhưng có thể khả năng phát âm còn chưa được chuẩn lắm nên phụ huynh cũng đừng quá lo lắng mà ép buộc con. Những đứa trẻ còn khá mới mẻ với các từ ngữ vậy nên hay để con hiểu và đọc theo cách của mình, lâu dần con đã thuộc bảng chữ cái thì chúng ta cũng chỉnh sửa đơn giản hơn.

Khi trẻ được tự nói theo cách diễn đạt của mình mà không bị áp lực quá nhiều thì con sẽ trở nên hứng thú và cố gắng nhiều hơn nữa. Phụ huynh hãy đừng quên dành cho con những lời khen ngợi khi chúng vừa hoàn thành được việc học tập mỗi ngày của mình.

Day-tre-hoc-phat-am
Cha mẹ dạy con học phát âm hằng ngày

4. Vừa dạy vừa liên hệ các chủ đề của chữ cái

Trong quá trình dạy học cho trẻ bạn có thể liên tưởng đến các chủ đề quen thuộc và thứ mà bé yêu thích để tăng khả năng ghi nhớ hơn. Ví dụ như như học chữ “b” bạn có thể lý giải từ này được dùng trong tên của bà, của quả bóng mà con hay chơi, như vậy sẽ giúp bạn nhỏ cảm thấy cực hào hứng. Với phương pháp này, bạn hãy gắn mỗi chữ cái với một sự vật mà con cảm thấy quen thuộc và chắc hẳn khi bạn hỏi lại con sẽ nhớ ra mình vừa học về chữ cái trong đồ vật nào.

5. Rèn luyện khả năng vừa đọc vừa viết

Ghi chép luôn là một cách học thuộc vô cùng hiệu quả dù là ở trong lứa tuổi nào. Có thể trong giai đoạn đầu con chưa thể học được cách viết thì bố mẹ sẽ là người hỗ trợ con. Khi dạy đến từ nào , bạn hãy minh hoạ luôn từ đó ra giấy như vậy con sẽ vừa được học thuộc bảng chữ cái mà lại vừa biết cách để viết luôn, đúng là một công đôi việc.

Sau đó ba mẹ có thể thêm cách cầm tay con để viết lại chữ cái đó, như vậy sẽ tăng khả năng ghi nhớ của trẻ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên quá trình này cần sự kiên nhẫn cực kỳ cao đến từ phụ huynh để chỉ từng nét một nên bạn hãy chủ động sắp xếp công việc để có nhiều thời gian dành cho con cái nhé.

6. Dạy các chữ in thường trước khi học in hoa

Chữ in hoa và chữ in thường là hai cách viết khác nhau trong khi trình bày tiếng Việt, vậy nên nhiều phụ huynh vẫn thường dạy song song hai cách này trong lúc học. Cũng không sai, tuy nhiên để có có thể ghi nhớ nhanh hơn và tránh nhầm lẫn thì lời khuyên dành cho phụ huynh là nên dạy chữ thường trước. Phương pháp này cũng đã được áp dụng phổ biến tại các trường mầm non hiện nay, con sẽ được làm quen với tất cả các mặt chữ thường để dễ dàng hơn trong quá trình ghi nhớ.

Sau khi các bạn đã thành thạo rồi chúng ta có thể hướng dẫn về cách viết chữ in hoa của từng loại. Bởi cách viết này cần nhiều sự khéo léo, uốn lượn nên bạn sẽ có nhiều thời gian để hướng dẫn kỹ hơn cho con.

Bang-chu-cai-tieng-viet
Hướng dẫn trẻ học bảng chữ cái in thường trước khi học in hoa

7. Thường xuyên kể chuyện và đọc sách cho con

Có rất nhiều phụ huynh còn áp dụng các việc kể chuyện đọc sách cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ vì tin rằng đứa trẻ lớn lên sẽ thông minh, nhanh nhẹn. Đây là một biện pháp vô cùng hiệu quả mà chúng ta nên áp dụng thường xuyên, có thể là mỗi tối trước khi con đi ngủ. Có thể trẻ không hiểu được cách viết của từng từ nhưng ít ra con đã tiếp xúc được thêm rất nhiều những nội dung hay.

Những đứa trẻ sẽ có thêm nhiều thông tin từ trong sách vở, sự tò mò sẽ kích thích con học bảng chữ cái nhanh hơn để có thể tự mình đọc sách mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian bên con từ những việc đơn giản như thế này nhé.

8. Giúp con ôn bài mọi lúc mọi nơi

Việc học tập luôn phải đi đôi với quá trình rèn luyện, áp dụng thì mới mang lại hiệu quả được. Để tránh tình trạng hay quên của trẻ, bạn hãy thường xuyên kiểm tra nội dung đã học mọi lúc mọi nơi thông qua các câu đố vui chẳng hạn. Con sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi được trả lời các câu đố mà không quá áp lực rằng mình đang phải ôn lại bài cũ.

Thói quen này sẽ giúp con chủ động hơn và gắn việc học vào trong cuộc sống. Ví dụ như ” quả bóng con đang đá được bắt đầu bằng chữ cái nào” trẻ sẽ tư duy và trả lời bạn, đó cũng là kết quả khi bạn áp dụng cả phương pháp gắn hình ảnh với chữ cái để trẻ nhớ lâu hơn đó.

Day-con-hoc-bai
Bố mẹ dạy con học bài mọi lúc mọi nơi

9. Học hát với bảng chữ cái

Âm nhạc là một yếu tố mang lại cho chúng ta những cảm giác vô cùng nhẹ nhàng và thư thái. Vậy nên bạn hãy để con nghe những bài nhạc về bảng chữ cái, đó sẽ là một cách để con ghi nhớ nhanh hơn. Khi các con chữ được kết hợp với giai điệu, nhịp đọc con sẽ tự hát theo và không cần mất quá nhiều thời gian ghi nhớ. Bạn hãy thử tìm trên mạng các bài hát với nội dung” hát theo bảng chữ cái” sẽ có rất nhiều các lựa chọn dành cho bạn.

10. Thực hành một số trò chơi trên mạng

Hiện nay có rất nhiều các trò chơi trên mạng liên quan đến việc học bảng chữ cái mà bạn có thể áp dụng cho con mình. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và hưởng ứng theo vì ở độ tuổi này, được chơi game đúng là mong muốn của các bạn mà không biết đây chính là một hình thức học tập. Các trò chơi sẽ thường theo dạng câu đố cùng các nhân vật hoạt hình để thu hút sự chú ý của con. Khi trả lời đúng con sẽ khen hoặc động viên khích lệ nên bạn nhỏ nào cũng hào hứng với phương pháp này đó.

Các mẹo hay dạy bé học chữ cái

Kết hợp bảng chữ cái cùng các bộ đồ chơi

Trẻ con còn nhỏ nên rất thích được chơi các bộ đồ chơi thú vị vậy nên bạn có thể tìm hiểu về các bộ liên quan đến bảng chữ cái để cho con sử dụng. Với cách này, bé sẽ thấy thích thú với việc học tập hơn, con không còn cảm giác quá áp lực học thuộc và sẽ vừa học vừa chơi. Bạn có thể tìm kiếm ở một số hiệu sách lớn hoặc trên các sàn thương mại điện tử về các loại bảng chữ cái đa dạng để con có thể sử dụng.

Bang-chu-cai
Bảng chữ cái dành cho trẻ

Nhờ con lặp lại theo lời bố mẹ

Khi bạn dạy trẻ cách đọc các từ trong bảng chữ cái chúng ta đừng đọc qua loa và hãy yêu cầu con đọc lại theo mình. Phải được tự đọc tự nhấn mạnh thì con mới có thể ghi nhớ được kiến thức đó và trong đầu của mình được. Việc lặp đi lặp lại một hoạt động nhiều lần chắc chắc sẽ giúp con nhớ được lâu và hiệu quả hơn.

Động viên và khích lệ tinh thần con

Chắc hẳn đứa trẻ nào cũng luôn thích sự động viên và khích lệ từ bố mẹ của mình. Đó sẽ tạo thành động lực để con luôn cố gắng và cảm giác được cha mẹ luôn công nhận những điều đó. Phụ huynh có thể sử dụng nhiều cách khen ngợi khác nhau ví dụ như chỉ bằng lời nói “hôm nay con nhớ giỏi quá” cũng đủ để đứa trẻ cảm thấy hãnh diện về bản thân mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tạo động lực bằng cách hứa hẹn các cuộc chơi bên ngoài, mua cho con món con thích nếu học xong được bảng chữ cái.

Cha-me-dong-vien-con-hoc-tap
Cha mẹ luôn động viên và khích lệ tinh thần con

Học bảng chữ cái thông qua biển báo

Một công cụ hỗ trợ phụ huynh trong quá trình dạy bé bảng chữ cái đó là thông qua một số biển báo. Bằng những hình ảnh có sẵn, bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ và hướng dẫn trẻ hơn. Ví dụ như biển báo  quay đầu sẽ giống với chữ U, biển báo rẽ trái, rẽ phải sẽ là chữ L. Cách này khá mới lạ mà dễ dàng áp dụng, không những vậy mà còn mang lại cho con cảm giác tất cả những vật xung quanh đều là những kiến thức bổ ích mà mình cần học.

Kết hợp vừa học vừa chơi

Kết hợp vừa học vừa chơi sẽ không tạo ra cho bé sự áp lực nhất là với độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp 1. Việc để con tập trung vào việc học thuộc ghi nhớ đúng là vô cùng khó nên bạn hãy cân bằng giữa hai yếu tố học và chơi nhé. Hiện nay cũng có rất nhiều trò chơi mang định hướng giáo dục mà bạn có thể tìm hiểu và cho con học, vừa giúo con vui vẻ lại không cảm thấy nhàm chán.

Một số lưu ý khi dạy bé học chữ cái tiếng việt

Không tạo áp lực cho trẻ

Bạn không nên dồn quá nhiều kiến thức cho con trong một buổi học, như vậy sẽ chỉ tạo ra những áp lực mà con luôn muốn chống đối. Trẻ con cần được nịnh nọt, nhẹ nhàng thì sẽ có hiệu quả chứ đừng dùng các biện pháp hoặc lời nói nặng để con chán ghét việc học. Với một bạn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, phụ huynh cần có biện pháp làm cho con cảm thấy hứng thú thì sẽ tự giác học mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở nhiều

Không trách mắng khi con làm sai

Đương nhiên, khi con học sẽ có những lúc sai, những lúc chưa nhớ được bài, nhưng bạn tuyệt đối đừng nên trách mắng con. Trẻ con sẽ rất dễ bị tổn thương nhất là trong lời nói, chỉ cần tự ái thôi là bạn nhỏ sẽ không còn muốn làm theo bố mẹ nữa nên chúng ta phải có phương pháp dạy dỗ đúng đắn. Có thể chỉnh sửa lỗi sai của con, phân tích tại sao lại như thế để bạn nhỏ từ từ nhận ra và sửa chữa theo ý phụ huynh mong muốn. Cha mẹ cần phải rèn luyện cho mình tính kiên nhẫn nhất là đối với việc dạy con học bảng chữ cái khi nhỏ.

Cha-me-quat-mang-con
Cha mẹ tuyệt đối không nên quát mắng khi con làm sai

Luôn tạo môi trường học tập tốt cùng trẻ

Môi trường là một yếu tố bên ngoài ảnh hưởng khá nhiều đến viêc học tập xung quanh trẻ. Bạn hãy luôn tạo ta không khí gia đình vui vẻ, ấm cúng để con cảm nhận được niềm vui mỗi ngày. Cha mẹ sẽ luôn đồng hành và động viên con trong từng bước đi đầu đời, dành nhiều thời gian kèm con học tập và phát triển. Đó sẽ môi trường tốt nhất để bé học tập được hiệu quả nhất.

Việc dạy con luôn là một chặng đường dài mà các phụ huynh cần không ngừng học hỏi và thay đổi mỗi ngày. Hy vọng với bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho mình những phương pháp dạy bảng chữ cái cho con hiệu quả nhất, đón chào sự thay đổi đầu đời của bạn nhỏ nhà mình.

Xem thêm: 17 cách dạy trẻ của người Do Thái khiến thế giới thán phục

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử