Giáo dục thường xuyên và những điều cần biết!

Giáo dục thường xuyên là gì? Vì sao nên tham gia học hệ giáo dục thường xuyên? Đối tượng tham gia và các hình thức học GDTX như thế nào? Đây là những câu hỏi khá phổ biến mà nhiều người còn băn khoăn. Truonghoc247 sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!

Giáo dục thường xuyên là gì?

Giáo dục thường xuyên (GDTX) là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019). Hiểu đơn giản thì GDTX là giáo dục bổ túc hay giáo dục tiếp tục.

Giáo dục thường xuyên là gì?
Giáo dục thường xuyên là gì?

Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? 

Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên (Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT).

Giáo dục thường xuyên chính là một hệ thống giáo dục gồm các hình thức học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Vì thế, giáo dục thường xuyên sẽ không bao hàm với giáo dục chính quy ở trong hệ thống giáo dục ban đầu. Nói cách khác thì giáo dục thường xuyên là giáo dục tiếp tục.

Lợi ích của giáo dục thường xuyên

Nhiều bạn thắc mắc, theo học hệ giáo dục thường xuyên thì có những lợi ích gì? Dưới đây là những lợi ích nổi bật của giáo dục thường xuyên: 

  • Đào tạo kiến thức, văn hoá theo chương trình cơ bản của hệ thống giáo dục phổ thông nói chung. Tuy nhiên, chương trình học có được giảm bớt khối lượng để vừa sức với người học. Vì thế nếu đã lâu không đi học lại thì bạn cũng không cần quá lo lắng hay cảm thấy quá áp lực vì sợ không theo kịp với chương trình học tập ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên. 
  • Học phí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định theo học hệ giáo dục thường xuyên. Với những đối tượng thuộc hoàn cảnh khó khăn, tài chính không quá dư dả để tiếp tục theo học hệ chính quy thì lựa chọn học hệ giáo dục thường xuyên sẽ phù hợp và giúp người học tiết kiệm được chi phí học tập đáng kể. 
  • Hiện nay, với những người học hệ giáo dục thường xuyên vẫn sẽ được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và được cấp bằng THPT, thi đại học vì bằng hệ giáo dục thường xuyên không có sự khác biệt với hệ chính quy. 
Lợi ích của giáo dục thường xuyên
Lợi ích của giáo dục thường xuyên
  • Một điều mà những người theo học hệ giáo dục thường xuyên được ưu tiên và tạo điều kiện hơn hệ chính quy là nếu năm nay bạn thi trượt, những môn có điểm thi đạt trên 5 điểm thì điểm đó sẽ được bảo lưu. Điểm này sẽ được lấy làm kết quả thi cho năm sau mà không cần thi lại. Năm sau, bạn chỉ cần thi những môn có điểm dưới 5 thôi. Áp lực sẽ được giảm đi và bạn có thể dễ dàng vượt qua kỳ thi quan trọng này vào năm sau. 
  • Không bị giới hạn việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… trên cả nước sau khi đã thi đỗ tốt nghiệp. 
  • Với hệ giáo dục thường xuyên sẽ chú trọng hơn vào việc giúp học sinh nâng cấp bản thân, giúp học sinh tìm ra hướng đi cho nghề nghiệp, thoát nghèo cả tri thức và vật chất , hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. 
  • Hệ giáo dục thường xuyên giúp người học phát triển, phát huy các năng lực còn tiềm ẩn trong mình mà ở giáo dục ban đầu chưa được khai thác và phát triển tối đa.

Đối tượng tham gia giáo dục thường xuyên

Người giam gia đào tạo hệ giáo dục thường xuyên thường là người nhiều tuổi, đã có thời gian bị gián đoạn việc học. Những người này đã qua độ tuổi có thể tiếp tục đi học ở hệ chính quy nhưng vẫn mong muốn được học tập, trau dồi văn hoá, kiến thức, kỹ năng. 

Đối tượng tham gia giáo dục thường xuyên
Đối tượng tham gia giáo dục thường xuyên

Ngoài ra, với những bạn học sinh có nguyện vọng đi du học cũng thường lựa chọn hệ giáo dục thường xuyên vì các trường đại học ở nước ngoài không quá chú trọng đến thành tích trên giấy tờ mà coi trọng kỹ năng và thế mạnh của từng cá nhân hơn. Điều này đang dần trở thành xu hướng vì giáo dục thường xuyên có nhiều lợi ích mà giáo dục công lập còn hạn chế. Xu hướng này phát triển từ khi bằng tốt nghiệp trung học phổ thông không còn phân biệt với giáo dục thường xuyên. 

Nhìn chung đối tượng tham gia đào tạo hệ giáo dục thường xuyên cũng khá đa dạng, gồm nhiều đối tượng khác nhau từ các bạn học sinh đến người lớn tuổi,…

Các hình thức học giáo dục thường xuyên

Hình thức học phổ biến nhất của hệ giáo dục thường xuyên là vừa học vừa làm. Những người đã qua tuổi đi học và đang có việc làm nhưng vẫn mong muốn đi học để trau dồi kiến thức, lấy bằng cấp thì hình thức vừa học vừa làm rất phù hợp. Học theo hình thức này sẽ diễn ra từ 2 – 3 năm và tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng cho toàn bộ quá trình học. Chương trình học không có nhiều sự khác biệt với hệ chính quy và cũng có bằng tốt nghiệp như bình thường.  

Hình thức học thứ 2 cũng rất phổ biến hiện nay là học từ xa. Hình thức đào tạo này sẽ giúp người học không cần đến Trung tâm giáo dục thường xuyên mà sử dụng các thiết bị và phần mềm dạy học hiện đại để học Trực tuyến. Truonghoc247 là phần mềm dạy học uy tín, cung cấp những tính năng hỗ trợ quá trình dạy và học chuyên biệt (Tìm hiểu tính năng và hướng dẫn sử dụng của truonghoc247:Tại đây). 

Các hình thức học giáo dục thường xuyên
Các hình thức học giáo dục thường xuyên

Tự học có hướng dẫn là hình thức học viên học tập có sự giám sát, hướng dẫn từ giáo viên. Mục đích chính là giúp định hướng quá trình học tập cho người học. Người hướng dẫn không can thiệp mà chỉ đưa ra khung chương trình hướng dẫn giúp đỡ học sinh trong quá trình tự học.

Xem thêm: Hướng dẫn cách học đại học online cho người đi làm hiệu quả

Danh sách các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Nội

Tại Hà Nội, mỗi quận huyện đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên để phục vụ nhu cầu học tập của người dân trên toàn thành phố. Dưới đây là một số Trung tâm GDTX tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội:

  • Trung tâm GDTX Đống Đa: Được thành lập từ năm 1978 và đã có nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực giáo dục. Trung tâm đã và đang tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, chú trọng ứng đụng khoa học công nghệ trong quản lý dạy học, nghiên cứu. 

Địa chỉ: Số 5 ngõ 4A phố Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3852 3602

Email: [email protected] 

Website: http://gdtxdongda.edu.vn/

  • Trung tâm GDTX Thanh Xuân: Được đánh giá là trung tâm GDTX có chất lượng dạy học tốt nhất tại Hà Nội. Các hoạt động giáo dục tại trung tâm GDTX Thanh Xuân như giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên cho người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân. Các chương trình nổi bật như chương trình xóa mù chữ, chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ,…

Địa chỉ: Số 140 – 142 Bùi Xương Trạch, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 3559 6212 & 024 3550 0308 & 024 3855 4477

Email: [email protected] 

Website: http://gdnn-gdtxthanhxuan.edu.vn/

  • Trung tâm GDTX Sơn Tây: Được thành lập năm 1993. Những năm gần đây, Trung tâm GDTX Sơn Tây được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu học tập của cho gần 800 học viên. 

Địa chỉ: Số 129 Phú Thịnh, Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội

Điện thoại: 024 6675 0210

Website: https://gdtx-sontay.edu.vn/

  • Trung tâm GDTX Ba Đình: Được sát nhập từ 3 trung tâm là Trung tâm dạy nghề Ba Đình -Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp số 1. Trung tâm vừa dạy nghề vừa dạy văn hoá. 
Trung tâm GDTX Ba Đình
Trung tâm GDTX Ba Đình

Địa chỉ: Số 1 ngõ 294 Đội Cấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3762 9591

Email: [email protected]

Website: http://gdnn-gdtxbadinh.com/

  • Trung tâm GDTX Hai Bà Trưng: có đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm, tận tình, luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có nhiều thầy cô giáo là giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp trường và thành phố.

Địa chỉ: 14 Lê Gia Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024 3978 0671

  • Trung tâm GDTX Sóc Sơn: Chú trọng và đầu tư hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị mới hiện đại. Hiện nay cũng đang là một trong những trung tâm có chất lượng đào tạo rất tốt.

Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội

Điện thoại: 024 3885 1016

  • Trung tâm GDTX Hà Đồng: là trung tâm có chất lượng đào tạo tốt đặc biệt là công tác dạy nghề. Trung tâm liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức theo các lĩnh vực, ngành nghề.

Địa chỉ: 482 Quang Trung, La Khê, Hà Đông

23 Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

45 Tổ dân phố 11, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Hà Đông

Điện thoại: 024 3382 4480

Email: [email protected]

Xem thêm: Mẫu đơn xin học bù mới nhất dành cho học sinh, sinh viên

Sự khác biệt giữa bằng chính quy và bằng GDTX 

Trong luật giáo dục có quy định về giáo dục chính quy là việc giáo dục theo một khoá học trong cơ sở giáo dục, thực hiện một chương trình giáo dục để đạt được mục tiêu của cấp học, trình độ đào tạo và được cấp bằng theo hệ thống giáo dục đó. Còn giáo dục thường xuyên là quá trình giáo dục để thực hiện một chương trình đào tạo nhất định, được tổ chức linh hoạt hơn về hình thức, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. 

Tuy nhiên, nhiều người theo học giáo dục thường xuyên băn khoăn về việc sau khi tốt nghiệp bằng giáo dục thường xuyên có giá trị như bằng hệ chính quy hay không hay có sự khác biệt như thế nào. Câu trả lời là không có quá nhiều sự khác biệt. Trên bằng tốt nghiệp vẫn sẽ ghi hệ đào tạo tức là “Hệ chính quy” hoặc “Hệ giáo dục thường xuyên”. 

Ngoài gia thì không có gì khác biệt vì cả 2 tấm bằng này đều có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,… xin việc tại các doanh nghiệp trên cả nước mà không bị hạn chế gì. Thậm chí với những doanh nghiệp ưu tiên người có kinh nghiệm và tay nghề thì những người đào tạo hệ giáo dục thường xuyên lại được ưu tiên hơn. 

Nên học Trung cấp nghề hay học giáo dục thường xuyên 

Chắc hẳn là nhiều bạn học sinh sẽ có băn khoăn là nên học Trung cấp nghề hay học giáo dục thường xuyên. Để đưa ra lựa chọn thì thật khó, nhưng với kinh nghiệm của Truonghoc247, chúng tôi khuyên bạn nên học Trung cấp nghề vì:

  • Học Trung cấp nghề sẽ vừa được học văn hoá vừa được học nghề. Nghề mà các trường Trung cấp nghề đào tạo là những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu cao về số lượng lao động. Vì thế mà cơ hội nghề nghiệp của bạn sau khi học xong sẽ nhiều hơn. Suy cho cùng thì mục đích của quá trình học tập là có được một công việc phù hợp, bền vững và giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn. Sau khi có chứng chỉ nghề, có kiến thức, có tay nghề cao thì việc tìm được việc làm tốt, có mức thu nhập tốt là việc không hề khó.
  • Bạn yên tâm là khi học tại các trường Trung cấp nghề không có nghĩa là bạn sẽ chỉ học nghề đơn thuần mà còn sẽ được đào tạo bài bản về kiến thức văn hoá, có cơ hội trau dồi kiến thức xã hội, rèn luyện kỹ năng sống, có môi trường thực hành, thực tập hiệu quả. Đây sẽ là bước đệm vững chắc và là hành trang giúp bạn vững vàng hơn khi bước ra đời, bước vào thị trường lao động sau này. 
  • Không chỉ là đào tạo các nghề mà xã hội đang cần. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo học ngành nghề mà bản thân yêu thích. Được học tập và làm việc ngành nghề mình yêu thích mà lại có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường sẽ giúp bạn có động lực học tập nhiều hơn. 
  • Thời gian học tập và chi phí học cũng là một trong những yếu tố khiến Truonghoc247 khuyên bạn nên học Trung cấp nghề. Học phí thấp, thời gian đào tạo nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc. 
5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử