Các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS

Kỹ năng nói là 1 trong 4 kỹ năng quan trọng của tiếng anh. Kỹ năng nói  giúp học sinh có thể diễn đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân với mọi người 1 cách trôi chảy và lưu loát nhất. Để có thể giúp học sinh cấp THCS rèn luyện kỹ năng nói hiệu quả, giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS đổi mới và sáng tạo. Hôm nay, Truonghoc247.vn sẽ chia sẻ các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh hiệu quả cho thầy cô.

Kỹ năng nói là 1 trong 4 kỹ năng quan trọng trong tiếng anh
Kỹ năng nói là 1 trong 4 kỹ năng quan trọng trong tiếng anh

Tại sao cần rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS?

Trong thời đại hội nhập ngày nay, việc học tiếng anh vô cùng cần thiết. Trong đó, kỹ năng nói tiếng anh luôn là mối quan tâm hàng đầu khi học tiếng anh THCS và các cấp học khác. Rèn luyện kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh THCS mang lại rất nhiều lợi ích to lớn như sau.

  • Khi rèn luyện tốt kỹ năng nói tiếng anh, các em sẽ có thể diễn đạt chính xác suy nghĩ của bản thân, từ đó sẽ giao tiếp trôi chảy và lưu loát với mọi người. Với vốn tiếng anh tốt, học sinh có thể kết hợp với những bạn bè đến từ các đất khác nhau. Từ đây các em sẽ có thể đi du lịch, tới các trại hè học tiếng anh của các nước và trải nghiệm nền văn hóa đa dạng trên thế giới. 
  • Việc phát âm chuẩn và giao tiếp lưu loát, học sinh sẽ có thể đồng thời rèn luyện được các kỹ năng còn lại. Việc phát âm chuẩn và nắm rõ ngữ âm (nối từ, nối âm, lược âm) sẽ giúp học sinh nghe hiểu từ vựng, phán đoán được từ mới và nội dung trong bài thi nghe.
  • Luyện nói tiếng Anh còn giúp học sinh trở nên mạnh dạn và tự tin hơn. Các em sẽ có thể thoải mái đưa ra quan điểm và suy nghĩ của bản thân mà không sợ sai hay e dè điều gì cả. Điều này sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn và chủ động hơn trong cả học tập và cuộc sống. 

Những khó khăn khi dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS

Hiện nay, việc giảng dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS tương đối gặp nhiều khó khăn và trở ngại do các điều kiện về giảng dạy chưa được đáp ứng.  

Thời gian tiết học bị giới hạn

Mỗi tiết học tiếng anh chỉ gói gọn trong thời lượng 45 phút nên rất khó để giáo viên chú trọng dạy kỹ năng nói. Bởi ngoài kỹ năng nói, thầy cô cũng phải củng cố và rèn luyện cho học sinh 3 kỹ năng còn lại (nghe, đọc và viết). Số tiết trong tuần của môn tiếng anh vẫn còn khá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu luyện kỹ năng nói tiếng anh. 

Thiết bị giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học

Hiện nay các trường học vẫn có tình trạng thiếu máy chiếu, máy chiếu bị hỏng và lỗi thời, loa chất lượng thấp, không có tranh minh họa khổ lớn… nên rất giáo viên rất khó khăn trong việc đổi mới và sáng tạo khi giảng dạy. Nếu học theo phương pháp truyền thống thì lại khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và không hứng thú với bài học. Do đó, phía nhà trường nên đầu tư chú trọng những thiết bị phục vụ việc học tiếng anh cho học sinh của mình.

Khó quản lý lớp và bao quát các học sinh

Hoạt động luyện nói dễ khiến lớp ồn ào “như chợ vỡ” và gây ảnh hưởng tới các lớp khác bên cạnh. Trong lớp thường xuất hiện tình trạng có 1 số em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ tiếng anh. Ngoài ra, mỗi lớp có khoảng 40-50 học sinh nên giáo viên khó có thể kèm cặp và hướng dẫn từng em khi luyện nói, nên có nhiều em hết giờ học rồi vẫn chưa được luyện nói với giáo viên. 

Trong lớp thường có tình trạng 1 số em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ tiếng anh
Trong lớp thường có tình trạng nhiều em nói chuyện, làm việc riêng trong giờ tiếng anh

Tương tác 1 chiều

Các em học sinh thường có tâm lý ngại ngùng, không dám nói và phát biểu trước lớp vì sợ bị nói là chơi trội, thích thể hiện, nói sai sẽ bị chê cười… Khi để học sinh có tinh thần xung phong thì gần nhau không ai dám giơ tay phát biểu cả. Có nhiều em phải chỉ định mới miễn cưỡng đứng lên nói, nhưng khi chỉ định lại khiến không khí lớp học trở nên nặng nề và căng thẳng. Thường những giờ luyện nói sẽ chỉ có mình giáo viên độc thoại 1 chiều. Do đó, phải làm sao để các em tự tin và dám phát biểu trước lớp là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.

Các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS

Truonghoc247.vn sẽ gợi ý các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS hiệu quả nhất cho các quý thầy cô trong 3 giai đoạn: Trước khi nói, trong khi nói và sau khi nói.

Trước khi nói (Pre-speaking)

  • Luyện phát âm chuẩn cho học sinh: Phát âm chuẩn là yếu tố quan trọng nhất khi học tiếng anh. Phát âm chuẩn giúp học sinh truyền đạt được những gì mình muốn nói với người nghe và rèn luyện các kỹ năng nghe hiểu. Bạn cần dạy học sinh phát âm thông qua bảng phiên âm tiếng Anh IPA, tuyệt đối không được cho học sinh đọc vẹt theo mình. Sau khi các em học thuộc bảng phiên âm, ban có thể dạy cho các em những hiện tượng ngữ âm khác như trọng âm, nối âm, nuốt âm…. Ngoài ra, bạn có thể dạy các em ngữ điệu lên xuống trong tiếng Anh để nói hay hơn.
  • Củng cố vốn từ vựng và ngữ pháp: Để nói được tiếng Anh, các em cần có sẵn vốn từ mới trong đầu. Do đó, sau mỗi buổi học bạn cần yêu cầu học sinh học thuộc từ mới và tiến hành kiểm tra miệng thường xuyên. Trước khi bắt đầu luyện nói 1 chủ đề nào đó, bạn có thể cung cấp cho học sinh 1 số từ vựng liên quan và gợi ý 1 số từ khóa, câu hỏi gợi mở về chủ đề. 

Xem thêm: Phương pháp dạy từ vựng tiếng anh thcs hiệu quả

Trong khi nói (While-speaking)

  • Luyện nói pre – reading, pre – writing: Trước khi học đọc và viết, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận về chủ đề trong bài học. Hoạt động này vừa giúp học sinh nhớ kỹ từ mới, đọc bài khóa lưu loát hơn, vừa giúp các em có thêm ý tưởng khi làm bài đọc hiểu, viết bài.
  • Miêu tả các bức tranh: Bạn hãy chuẩn bị những bức tranh, ảnh nhiều chủ đề để các em luyện tập kỹ năng miêu tả tranh. Trước khi cho các em bắt đầu miêu tả, giáo viên hãy cùng các em quan sát và đưa ra cảm nhận về những chi tiết trong bức tranh như bối cảnh, sự vật, sự việc từ xa tới gần, cao – thấp hoặc trái qua phải. Sau đó, bạn hãy gợi ý 1 số từ vựng và cấu trúc câu để miêu tả như: I can see…., What I can see in the picture is…, I think…, It look like…, This maybe… Cuối cùng, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi gợi mở về bức tranh và 1 số bài mẫu tham khảo để các em nói dễ hơn.
Bạn có thể cùng học sinh luyện cách miêu tả bức tranh bằng tiếng anh
Bạn có thể cùng học sinh luyện cách miêu tả bức tranh bằng tiếng anh
  • Luyện nói theo nói cặp và nhóm: Thầy cô hãy chia học sinh thành các cặp và nhóm khác nhau để các em được luyện nói cùng nhau trong thời gian quy định. Hoạt động này sẽ giúp các em giúp đỡ nhau học tiếng anh qua những lời góp ý, nhận xét, chỉnh sửa cho nhau. Sau đó, bạn mời từng cặp, nhóm nói trước lớp để các em đều có cơ hội luyện nói và nâng cao sự tự tin trước đám đông.
  • Trò chơi: Các em sẽ được vừa học vừa chơi. Những trò chơi và các nhiệm vụ sẽ giúp tăng hứng thú học tiếng anh cho học sinh. 1 số trò chơi luyện phản xạ nói bạn có thể áp dụng: Simon says, Word of Mouth, Facing game, Secret Words game…
  • Thuyết trình trước lớp: Sau mỗi unit bài học, bạn hãy chia lớp thành các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình với nhiều chủ đề nói như cảm nhận về 1 bộ phim, âm nhạc yêu thích, ước mơ tương lai, giới thiệu ẩm thực, danh lam thắng cảnh… Hoạt động thuyết trình có rất nhiều hình thức như đóng kịch, powerpoint, vẽ poster, diễn thuyết… nên các em sẽ có thể thỏa sức sáng tạo.
  • Tranh luận: Chia lớp thành 2 phe phản đối và ủng hộ 1 quan điểm hay chủ đề nào đó. Chẳng hạn như “Có nên sử dụng điện thoại trong giờ học tiếng anh không?”, “Nếu bạn nhặt được tiền bạn sẽ lấy luôn hay trả lại người đánh mất?”, “Học sinh có nên chơi thể thao không?”, “Bạn ủng hộ hay phản đối học sinh mặc đồng phục khi đến trường?”, “Bạn thích sống ở thành thị hay nông thôn?”, “Người ngoài hành tinh có tồn tại hay không?”… Những hoạt động tranh biện này sẽ rèn cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin, lựa chọn và diễn đạt từ ngữ, tư duy phản biện, tư duy diễn đạt logic và thích nghi nhanh với tình huống có thể xảy ra khi tranh luận.
  • Luyện nói tự do theo chủ đề tùy thích: Giáo viên hãy cho các em được thoải mới lựa chọn những chủ đề mình yêu thích như kể về sở thích bản thân, kể về ngày cuối tuần của bạn, thần tượng của bạn là ai, bạn thích mùa nào trong năm, bữa tiệc sinh nhật khó quên… Khi được nói về chủ đề mình thích, các em sẽ rất thích thú và bỏ nhiều công sức hơn so với các chủ đề mình không quan tâm.

Sau khi nói (Post-speaking)

  • Sửa lỗi sai trong bài nói của học sinh: Sau khi học sinh nói xong, bạn hãy nhẹ nhàng sửa lỗi phát âm, ngữ pháp để cả lớp cùng rút kinh nghiệm cho lần sau. Việc sửa lỗi sai sẽ giúp học sinh biết được những chỗ nói chưa được chuẩn, chưa được hay và dần dần luyện nói tốt hơn.
  • Giao bài tập về nhà: Bạn hãy giao cho các em nhiệm vụ học thuộc từ mới, ngữ pháp và ghi nhớ những lỗi sai đã được sửa. Ngoài ra, bạn có thể giao cho các em tự chuẩn bị 1 chủ đề nói nào đó hoặc chia nhóm để buổi học sau thuyết trình trước lớp.

Xem thêm: Phương pháp dạy kỹ năng nghe tiếng Anh THCS

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS

Để có thể áp dụng phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS 1 cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý 5 điều sau:

  1. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Bạn có thể thiết kế nhưng slide bài giảng sinh động và đẹp mắt nhằm tăng sự hứng thú của học sinh với bài học. Hãy chuẩn bị thêm những bức tranh, loa đài, các bài hát tiếng anh, thẻ từ mới… liên quan tới chủ đề để các em có thể luyện nói 1 cách tốt nhất.

    Thẻ từ mới giúp học sinh nhớ từ mới nhanh chóng hơn
    Thẻ từ mới giúp học sinh nhớ từ mới nhanh chóng hơn
  2. Cố gắng dành nhiều thời gian luyện nói trong tiết học: Trong 1 tiết học có 45 phút thì việc phân bổ thời gian học các kỹ năng đòi hỏi khả năng sắp xếp và quản lý thời gian. Bạn hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian để các em luyện nói. Luyện nói vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức bài giảng vừa rèn luyện 3 kỹ năng đọc, nghe và hiểu còn lại. Khi được nói thường xuyên các em sẽ hình thành những phản xạ nói tiếng anh, tránh tình trạng ngắc ngứ không biết phải nói gì, khi nói quên hết từ mới…
  3. Phân nhóm xen kẽ học sinh theo các trình độ: Khi chia nhóm, bạn hãy chia xác định rõ trình độ của học sinh để chia nhóm phù hợp. Với những học sinh học yếu, bạn có thể phân bổ các em cùng nhóm với bạn học tốt để có thể giúp đỡ nhau trong học tập.
  4. Những việc cần làm khi sửa lỗi: Bạn cần đợi học sinh nói hết rồi mới tiến hành sửa lỗi, lưu ý không ngắt lời các em. Bởi ngắt lời sẽ làm mất đi mạch suy nghĩ và nói của học sinh, khiến các em mất tập trung, quên những điều chuẩn bị nói, cảm thấy tự ti và mất hứng thú khi học. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý luôn giữ thái độ dịu dàng và mềm mỏng khi sửa lỗi, không quát mắng, tặc lưỡi và tỏ thái độ không hài lòng khi học sinh lỗi sai.
  5. Luôn động viên, khuyến khích các em nói: Có nhiều học sinh cảm thấy ngượng ngùng không dám nói tiếng anh ở nơi đông người. Để giúp các em được tự tin hơn, bạn hãy luôn động viên và khuyến khích các em nói thật nhiều, nói thoải mái không sợ sai. Khi các em phát âm đúng và dùng những cấu trúc ngữ pháp hay, bạn hãy nhiệt tình khen ngợi trước lớp.

Như vậy, qua bài viết, Truonghoc247.vn đã chia sẻ cho bạn các phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh THCS. Hy vọng bạn đã có thể tìm được những cách giảng dạy kỹ năng nói phù hợp với bản thân và các em học sinh. 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử